WHAT'S NEW?
Loading...
Những video về đá gà campuchia hay nhất, đặc sắc nhất sẽ đem lại cho bạn những giờ phút thú vị và kích thích nhất trong ngày hôm nay.



Các vi deo về đá gà campuchia ngày 03/02/2018 được tường thuật trực tiếp từ đấu trường gà thomor. Nếu có nhu cầu chơi đá gà online hãy đến với chúng tôi ngay lập tức nhé: đá gà campuchia.












Đá gà cựa sắt là niềm đam mê của nhiều thế hệ từ những chàng thanh niên đến những ông cụ tuổi xế chiều. Với nhiều sư kê đam mê đá gà để nuôi được một chú chiến kê đã bỏ ra công sức chăm sóc và rèn luyện nghiêm ngặt với mong ước chiến kê của mình trở thành bất khả chiến bại. Nhiều sư kê đã bỏ tiền, thời gian công sức nuôi những giống chiến kê của nước ngoài hoặc cho đi lai tạo nhưng kết quả lại không được như mong đợi vì giống gà không quen dùng cựa chiến và đá không hay. Chính vì thế, các sư kê vẫn dành sự ưu tiên cho giống gà đá nội trong các trận đá gà cựa sắt. Qua nhiều lần theo chân các sư kê đá gà cựa sắt, chúng tôi đã có được những bí quyết và kinh nghiệm chơi đá gà cựa sắt để biến chiến kê của mình thành bất khả chiến bại.


1.Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh




Bước cơ bản để tạo ra chú chiến kê bất bại chính là bắt đầu từ việc chọn giống.Bạn phải biết lựa chọn giống gà tốt trước tiên khi bước vào con đường đá gà. Có những giống gà tự tân chúng đã được ban những ưu điểm vượt trội, luôn đạt lợi thế khi giao đấu, có giống lại thuộc loài hiếu chiến không bao giờ biết bỏ cuộc là gì.

Gà chọi trên đất nước ta thì không thiếu các giống tốt nhưng có một vài địa điểm nổi tiếng là nơi sản sinh ra những chiến kê mạnh mẽ nhất như tại Nghĩa Đô, Nghi Tàm ,Yên Phụ, Ðình Bảng v.v…. Trong số đó, giống gà được cho là thích hợp cho thể loại đá gà cựa sắt là giống tại Cao Lãnh. Giống gà này là nòi giống lai tạo giữa gà trống Việt và gà mái Miên. Giống gà này thích hợp với đá gà cựa sắt bởi chúng đá rất hay, có sức chịu đòn giỏi và thường có những miếng đánh độc và đặc biệt.

Sau khi tìm hiểu được xuất xứ của chiến kê, các sư kê cần phải chọn gà có các đời trước đều phải đá hay, vì theo câu tục ngữ "Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh", đời trướ hay đời con cháu cũng sẽ hay không kém, hoặc xét khả năng của những anh em cùng lứa với nó có thành tích thế nào. Những yếu tố ấy chính là sự di truyền, nếu cùng đàn cùng lứa có nhiều chiến kê tốt thì thế hệ sau chắc chắn cũng có bản lĩnh tương tự cha ông chúng.

2. Gà tại nó, chó tại ta


Chung quy khi chọn giống các sư kê nên chọn giống gà có thần thái nhanh nhẹn, hoạt bát, đôi măt tỏ rõ sự gan lì hiểm hóc.Khi lựa chọn thì nhớ để ý phần đầu gà, nếu đầu gà có lông thì chắc chắn là phù hợp với đá gà cựa sắt, chúng sẽ biết cách thủ thế né đòn rất tốt. Chiến kê có phần sọ to ở phía trên là con gà thông minh, dễ dàng trong việc dạy bảo cách thức chiến đấu. Mắt gà nên có hốc mắt cao để bảo vệ tốt hơn, mỏ phải dài và khỏe vì nếu đá gà cựa sắt chọn con có mỏ ngắn thường sẽ ra đòn rất chậm. Gà có lỗ tai nhỏ và có lông phủ kín thì càng tốt để khi cận chiến sẽ tránh bị ù tai.

Bí kíp chọn gà đá cựa sắt của chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho các sư kê chọn lựa được chiến kê tốt nhất.
Phương pháp chăm sóc gà nòi để trở thành một chiến kê thực thụ mang đi đá gà nòi, chọn gà nòi của các sư kê lừng danh tại Việt Nam và cả thế giới, hãy cùng khám phá xem các sư kê chọn giống gà nòi như thế nào nhé.



Cách nuôi gà chọi cũng khá phức tạp đúng không? Bạn hãy tưởng tượng mình có một chú gà chọi bách chiến bách thắng thì sẽ như thế nào ? Nếu bạn có một trang trại gà chọi với doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm thì sẽ tuyệt ra sao ? nếu bạn nắm được cách nuôi gà chọi thì bạn sẽ có mọi thứ nói trên. Dô đó, nuôi gà chọi là một công việc tỉ mỉ và công phu, cần phải chuyên sâu và khoa học. Dưới đây là một số bí quyết chọn và nuôi gà, Hãy cùng tìm hiểu?

1. Chọn giống


Gà chọi cần chọn giống mái chuẩn. Các cụ có câu : “ chó giống cha, gà giống mẹ”. Những chú chiến kê có sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do di truyền từ gà mẹ.. Cách chọn là những con gà mái có thể chất khỏe mạnh, tính khí hung dữ , đời trước và đời sau của nó có nhiều con trống tài ba. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống

Cũng không thể không quan tâm tới gà trống bố. cách chọn là gà bố phải thắng ít nhất từ hai độ trở lên và thuộc dòng gà chuẩn. có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp. Gà bố cần có thành tích cao, tuổi từ 1,5 đến 4 tuổi ( không đồng huyết với gà mái đã chọn). một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở cẳng chân dày và cứng.

2. Dinh dưỡng


Để gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

* Khẩu phần ăn của gà con tách mẹ ( ăn tự do):

– cám gạo : 10%

– bắp : 20%

– lúa : 30%

– Cá tươi nấu chín : 20%

– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

* Khẩu phần của một chú gà trống thi đấu/ngày:

– Lúa : 0.25 kg.

– Rau, giá : 0.10 kg.

– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng.

Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể để gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg cách chọn những con gà tốt là gà có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.

Từ lúc này ta chỉ để gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng nên gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.

Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, để gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.

Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.

3. Tập luyện


+ Thường xuyên vần gà chọi

+Quần sương: luyện gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu

+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

+ bạn cũng phải thường xuyên vỗ hen gà
Trong giới chơi gà chọi có rất nhiều những chiến kê hay và đẳng cấp chúng ta chưa tìm ra được, hãy cùng tôi tìm hiểu về cách lựa chọn một chú gà chọi hay để mang đi đá mọi đấu trường đá gà campuchia.



Hiện nay có rất nhiều sư kê trong dân gian cũng như những sư kê thành danh trong cộng đồng gà chọi Việt Nam. Mỗi sư kê có một cách chơi gà khác nhau và phần lớn trong số họ có lưu giữ những dòng gà chọi hay riêng biệt. Để đánh giá một chiến kê hay có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng đa số vẫn dựa vào kinh kê diễn nghĩa do cha ông để lại và thêm một vài kinh nghiệm thực tế của các sư kê.

Người viết đã sưu tầm một số bài viết khác nhau và xin đúc kết  lại cách chọn ra một chú gà chọi hay dựa theo những yếu tố sau:


Tông dòng gà chọi hay:


Bởi thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nên việc cha ông ta, những tiền bối sành chơi gà đã gây giống và lựa chọn ra những dòng gà chọi hay nhất, bản lĩnh nhất có chân đòn và sức chịu đựng cao, những dòng gà đó được gọi là có tông dòng xuất xứ. Cho nên, yếu tố đầu tiên là gà chọi phải có tông dòng, tức bố mẹ nó ra sao, hoặc ít nhất anh em nó có thành tích như thế nào, tránh tình trạng thắng đòn nhưng thua bản lĩnh dẫn đến chạy ngang trên đấu trường.

Xem tướng gà chọi hay:


Sau khi lựa chọn tông dòng, chúng ta bắt đầu tiến hành xem tướng gà chọi để chọn được một chiến kê hay. Có 4 yếu tố cần xem xét để chọn ra một chiến kê xuất sắc như sau:

Nhất thủ – Xem đầu mặt gà chọi:


Thường khi nhìn vào một con gà, ánh mắt đầu tiên chúng ta sẽ nhìn vào đầu mặt của nó. Một chú gà chọi hay thì vẻ mặt, ánh mắt phải toát lên sự gan lì và linh hoạt, không thể nháo nhác hay ngô nghê được.

Để chi tiết trong phần này chúng ta có thể tham khảo kinh kê, nhưng xin sơ lược một số đặc điểm sau:

Mặt gà chọi:  nhật linh hoạt, mặt ó gan lì, mặt tam giác giữ dằn, da mặt đỏ bóng, má phình, sọ thắt ( nhìn từ trên đầu gà xuống, xương sọ nhỏ hơn xương gò má). Tảng lồi gà đánh đầu trên, gáy dài gà chui luồn đầu dưới.

Mào gà chọi: Mào vua, mào công thường gà đi trên, mào hộp gà chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên ( hình ảnh)

Mắt gà chọi: hốc mắt cao để bảo vệ mắt, màu mắt lựa chọn là mắt trắng dã, mắt ếch ( trắng dã điểm đen), mắt vàng thau, mắt rắn hổ, con ngươi càng nhỏ càng tốt.  Hình dáng hốc mắt lựa chọn là: mắt xếch hung dữ, mắt chữ nhật gan lì, mắt hạt cau nhanh nhẹn hoạt bát, phải có đuôi mắt và ánh mắt càng trong càng tốt.

Mỏ gà chọi: mỏ to khỏe càng tốt, không dùng mỏ ngắn và mỏ thẳng, hàm rộng ( hàm tối thiểu sâu tới mắt).

Hầu gà chọi: gà hầu bò thường phải nhanh đầu và không để đối phương cắn hầu nó. Gà vét hầu thì đòn thế thao lược.

Tai gà chọi: trong giao đấu hay gặp phải đối thủ săn đầu mặt, nên chọn gà lỗ tai nhỏ và được phủ kín lông, giảm thiểu khả năng ù tai.

Cần cổ gà chọi: Xương cổ liền lạc, tức là dùng tay nắn vào xương cổ không có đốt xương. Xương cổ càng to càng tốt, độ dài trung bình trở lên, nếu cần cổ to dài thì không có chằng cần sẽ tạo thế linh hoạt hơn. Nếu xương cổ trung bình nhất thiết phải có chằng cần, gà có 2 chằng cần càng quý. Thế của cần cổ thường chọn là thế nghiêng 45 độ.


Nhì vĩ – Xem lông gà chọi:


Sắc Lông: Nhất điều ô ( màu gà điều), nhì xám khô ( gà màu xám nhưng lông không bóng ), 3 ô ướt ( lông gà màu đen bóng nhoáng).

Hình dáng: Lông mã càng dài, phủ rộng xuống hông và đuôi càng tốt. Lông cánh rộng bản, dài tối thiểu chớm phao câu, nếu bao trùm phao câu thì tốt. Lông đuôi nhiều, dài giữ thăng bằng cho gà.


Tam hình – Hình dáng gà chọi:


Đây là yếu tố quan trọng nhất, một chú gà chọi hay thì tối thiểu phải có thân hình vững chắc khỏe mạnh. Khi cầm gà lên thân hình phải vững chắc liền lạc, không thể lỏng lẻo được. Lườn gà sâu như lườn tàu gà trường sức khỏe mạnh, không chọn gà vẹo lườn, phao câu to dính liền vào thân gà, ghim gà khít tối đa chỉ cho phép vừa một ngón tay, nếu ghim hở gà sẽ bở hơi và đánh kém tin đòn.

Đùi gà to khỏe nặng đòn,  nếu đùi gà hướng về trước ngực gà sẽ đi trên, đùi gà so với thân có hướng gần với phía đuôi hơn gà sẽ chui luồn chạy dưới, thế đứng của gà cũng rất quan trọng, gà đứng trùng kheo đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… không chọn đầu gối gà có hình dáng như củ lạc.

Tứ túc  – Chân vảy:


Về vi vảy các bạn có thể tham khảo kinh kê để chi tiết hơn, nhưng tóm lược những điểm chủ đạo như  sau:

Nếu chân tròn vảy phải mỏng đánh điện giật nhanh thần tốc, chân vuông sắc cạnh vảy có thể dày hơn nhưng không được dày quá đánh đau nhưng lâu giải quyết trận đấu, chân vảy phải khô như chân gà chết. khoản rút ngắn, hình thắt cổ chày.

Bàn ngón rộng, chân đế mỏng giúp gà linh hoạt. cựa đóng sát cụm bàn ngón, không nên chọn cựa lục đinh sẽ làm mất đi một đòn đâm cựa hiểm độc của gà.

Về vi vảy, nên chọn gà có vảy mặt tiền sạch sẽ, tốt nhất là 2 hàng trơn, no hậu, hàng biên hàng kẽm đầy đủ sáng sủa thẳng hàng, nếu độc biên càng tốt, độ nổi thẳng hàng, vảy khô như gà chết.

Trên đây là cách chọn một chú gà chọi hay qua phỏng đoán xem tướng, các cụ nói “ kê đả, mã kỵ” muốn biết gà có hay thật sự hay không, một cách đơn giản nhất là thử bằng đòn, phương pháp này giúp ta tránh bỏ sót những chiến kê xấu tướng nhưng thực sự có tài.

Gà đòn được xem là giống gà được ưa chuộng nhất Việt Nam với lối đá thông minh kỹ thuật cuốn hút bao ánh nhìn từ các sư kê, dân chơi gà chọi luôn muốn săn lùng 1 chiến kê để mang ra đấu trường đá gà cựa dao quốc tế.




Gà không cựa


Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.

Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, – một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.

Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.

Đầu và diện mạo


Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. Qúy độc giả có thể Bấm vào đâyđể xem thêm hình ảnh đầu gà nòi.

Cổ lớn, da dày và nhăn


Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi.

Chân và vảy


Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.

Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể bấm vào đây để xem thêm về chân vảy.

Mắt ếch


nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:

“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”

Những Đặc Tính Khác


Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản

Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng.

Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển.

Da: Dày và đỏ.

Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được !

Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường.

Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống.

Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. .

Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.

Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg)

Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng.

Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. .

Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,…


Gà asil một giống gà chuyên đi đá tại các xới đá gà cựa sắt tại khắp các quốc gia trên thế giới, gà asil mang trong mình một thể lực đồi dào, một lối đá đầy kỹ thuật, để biết thêm chi tiết về giống gà này các bạn hãy cùng tôi xem bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho mình.



Một trong những giống gà khá nổi tiếng với lối đòn, chọi gà rất hay được nhiều người quan tâm đó là gà chọi Asil. Asil là một giống gà phức tạp. Bên cạnh dòng “chính” còn có rất nhiều biến thể. Một số thể hiện những đặc điểm thể hình riêng biệt. Để các nhà lai tạo Asil ở khắp nơi trên thế giới có thể nhận biết, dưới đây chúng tôi liệt kê một danh sắc các đặc điểm về gà Asil.

Một số lưu ý

Trong quá khứ, gà Asil có đặc điểm hình thể ổn định hơn ngày nay. Bởi hầu hết các nhà lai tạo Asil xưa kia không thể trao đổi hay mua bán gì được. Nguyên nhân là vì những cách trở về địa lý chẳng hạn như núi cao hoặc xa xôi (sa mạc). Những ngày đó, người ta chỉ có thể vận chuyển hàng bằng chân, lừa, ngựa, lạc đà hay xe kéo! Phương tiện hiện đại được đưa vào Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh) từ năm 1852 khi khánh thành tuyến xe lửa đầu tiên. Xe hơi xuất hiện từ năm 1900. Dịch vụ vận chuyển hàng không xuất hiện từ năm 1912. Phương tiện vận chuyển hiện đại khiến cho việc trao đổi mua bán gà Asil dễ dàng hơn trên khắp Ấn Độ (kể cả Pakistan và Bangladesh). Điều này đem lại sự phát triển mới mẻ cho gà Asil. Qua vài thập kỷ, nó tạo ra cái gọi là loại Asil “trung gian”. Hay nói cách khác, loại Asil thể hiện đặc điểm của nhiều dòng Asil khác nhau. Do đó, đôi khi bạn không thể nói một cách chính xác thể loại của một cá thể. Chúng ta thường nói là “cổ điển” hay “pha trộn”.

Đầu

Dạng đầu Asil lý tưởng ít nhiều tròn trĩnh và rộng, mắt trắng (pearl) và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má nhô cao, mồng trích hay mồng dâu thấp nhỏ (ngoại trừ biến thể mồng lá), mỏ tương đối rộng bản. Đoạn nối giữa đầu và cổ có lối “thắt sọ” điển hình. Mặt thường đỏ. Asil mặt lọ xuất hiện ở Nam Ấn. Mô trên mặt phải là mô cơ. Mặt gà với nhiều mô mỡ (flesh) không có lợi khi thi đấu. Mô mặt sẽ nhanh chóng sưng phồng và che lấp mắt. Tích phải triệt tiêu, chỉ còn lại dấu vết.

Kiểu mồng

Gà Asil (tất cả mọi biến thể) có nhiều kiểu mồng và mỏ. Nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng Asil Bắc Ấn thông qua Reza Asil có mồng dâu (ba khía). Asil Nam Ấn thông qua Malay và Madras Asil có cả mồng dâu (ba khía) lẫn mồng trích. Theo một số nguồn tin từ Ấn, gà Asil thường được chia làm ba loại chính 1) Reza Asil 2) Bắc Ấn và 3) Nam Ấn. Khi nói về Bắc Ấn nghĩa là tính cả Pakistan và Bangladesh.

Kiểu mỏ

Loại Asil Bắc Ấn có mồng dâu ba khía và mỏ tương đối lớn, tương tự như mỏ ưng. Asil Nam Ấn thường có mỏ ngắn, rộng bản như tam giác.

Mắt

Asil Bắc Ấn (kể cả Reza) và Asil Nam Ấn phải có mắt trắng – ngọc trai. Mắt đỏ hay vàng là lỗi. Mắt phớt vàng có thể thấy ở gà tơ nhưng sau chuyển thành trắng-ngọc trai. Đôi khi mắt vằn tia máu. Có những nhà lai tạo nội địa chuộng loại mắt “vằn tia máu” (bloodshot) này. Đấy là dấu hiệu của sinh khí. Mắt phải nằm sâu trong hốc mắt và được bảo vệ bởi gò lông mày và gò má lồi.

Cán

Những màu chính ở gà Asil bao gồm trắng ngà, vàng, đen, xám và xanh lục. Cán vàng và xanh lục với những đốm đen như ở gà Shamo không phải là chuẩn mực ở gà Asil. Cán sẫm màu thường thấy ở Asil Nam Ấn. Một số cá thể vảy rất sần sùi, hơi vênh lên một chút. Nhưng đây không phải là dấu hiệu của bệnh “sùng chân”. Một số nhà lai tạo nội địa chuộng loại vảy thô ráp như thế này bởi chúng sẽ tăng thêm tổn thương cho đối thủ! Cán gà Asil không được tròn mà phải vuông vức.

Vai, lưng và thân

Cánh khuỳnh (carry apart) và vai dựng thẳng như gà Shamo không phải là chuẩn mực của gà Asil. Gà Asil phải có vai rộng và cánh khép sát thân (carry against). Lưng cũng khác. Shamo có lưng rất dựng, Asil không vậy. Shamo có thế đứng rất thẳng, góc lưng của Asil khoảng 45 độ. Đấy là lý do tại sao gà Shamo và Kulang Asil với cùng trọng lượng lại có chiều cao khác biệt. Thân gà Asil rất cơ bắp nhưng gọn gàng. Thân gà Shamo cũng cơ bắp nhưng dài hơn.

Đặc điểm thể hình

Ở một số nơi, Reza Asil được lai tạo để đáp ứng với thể loại đá cựa như cựa tháp (postiza), cựa dao (slasher), cựa tròn (gaff) hay những loại cựa nhân tạo khác. Điều này khiến Reza Asil phân hóa thành loại thanh mảnh hoặc thấp gọn. Dưới đây là một số ví dụ về các hướng lai tạo này.

Gà Asil ở Châu Mỹ

Từng có thời, các nhà lai tạo Argentina cản ra loại gà Asil hay nhất châu lục. Những cá thể “Asil Argentino” này được xuất khẩu sang những quốc gia châu Mỹ khác. Chúng đá loại cựa sắt gọi là “puone”, dạng cựa hình nón thấp. Gà đá thể loại này phải cực kỳ gan lỳ, dai sức và mạnh khỏe. Điều này tùy thuộc vào loại gà Asil. Từ quan điểm thể hình như vậy, chúng được cản theo hướng cực kỳ gọn gàng (compact). Một ví dụ thực sự về loại gà lực. Người khác lại cản Asil theo hướng thanh mảnh (elegan). Loại gà này được cản để đá thể loại cựa sắt như cựa dao và cựa tròn. Hướng lai tạo tập trung vào các phẩm chất chiến đấu như tốc độ và sự nhanh nhẹn.

Video đá gà mỹ, hay nhất, đỉnh nhất, đẳng cấp nhất, cuốn hút nhất, lôi cuốn nhất, hấp dẫn nhất hành tinh phần 1